Đặc điểm tự nhiên

Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, nằm ở tọa độ 200°19'-210°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ đông, tiếp giáp với phía Tây đồng bằng sông Hồng, Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 - 700 m, địa hình hiểm trở; vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiếm 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m. Phía Bắc giáp với các tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp với các tỉnh Hà Nam,Ninh Bình; phía Đông giáp với thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp với Sơn La,Thanh Hóa, thủ phủ là thành phố Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội 73km, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km², chiếm 44,8% diện tích toàn vùng, chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.

giang mo

- Hòa Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa ; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23°C . Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29°C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5°C

- Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn như : Sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Bùi..

Đường bộ:

Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh như quốc lộ số 6 đi qua các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Mai Châu nối liền Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc khác, điểm gần trung tâm Hà Nội nhất trên quốc lộ 6 của Hòa Bình thuộc huyện Lương Sơn là gần 40km; quốc lộ 15A đi từ huyện Mai Châu nối quốc lộ 6 với các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa; quốc lộ 12A đi qua các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và tỉnh Ninh Bình, nối quốc lộ 6 (ở Mãn Đức- Tân Lạc); quốc lộ 12B chạy qua Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong gặp quốc lộ 6 ở ngã ba thị trấn Cao Phong; quốc lộ 21 có điểm đầu là ngã ba giao cắt với đường quốc lộ 32, trước cửa ngõ vào thành phố Sơn Tây, điểm cuối là thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định qua thị trấn Xuân Mai tỉnh Hà Tây qua các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy xuống Phủ Lý. Đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 21, gặp quốc lộ 12B xã Hưng Thi,Lạc Thủy và quốc lộ 12A tại địa bàn giáp ranh giữa xã Yên Nghiệp của huyện Lạc Sơn và xã Lạc Thịnh của huyện Yên Thuỷ. Các tuyến đường chính này nối với hệ thống đư­ờng nối liền các huyện, xã trong tỉnh với thị xã và với các huyện, tỉnh bạn rất thuận lợi cho giao lư­u kinh tế - xã hội.

Đường thuỷ:

Hệ thống sông ngòi thuỷ văn: Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Ðà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km. Hồ sông Ðà có dung tích 9,5 tỷ m3 nước nối liền với Sơn La, phần hạ l­ưu chảy qua Phú Thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, đ­ược điều tiết n­ước bởi hồ sông Đà, tại đây có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả; sông Bưởi bắt nguồn từ xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, dài 55km; sông Bôi bắt nguồn từ xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, dài 125km; sông Bùi bắt nguồn từ xã Lâm Sơn huyện Lương Sơn, dài 32km; sông Lãng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu huyện Yên Thuỷ, dài 30km.

Dân số, dân tộc

Diện tích: 4.662,5 km² ;

Dân số: 803.300 người (năm 2004) ;

Dân tộc: Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,73%; dân tộc Tháichiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú Lai huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. Tỉnh này là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác. Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những người Kinh sống ở Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhưng đa số di cư tớiHòa Bình từ những năm 1960 của thế kỉ trước, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Đnh, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...). Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều con em người Kinh từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình. Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quí để phát triển du lịch cng đng và bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. Hiện nay, khu du lịch Bản Lác là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước hàng đầu ở Hòa Bình. Người Tày, chủ tập trung ở huyện Đà Bắc, sống xen kẽ với người Mường, người Dao. Người Tày có tập quán và nhiều nét văn hóa gần giống với người Thái, đặc biệt là ngôn ngữ. Tuy nhiên, xét theo khía cạnh trang phục thì người Tày ở Đà Bắc giống người Thái Trắng thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên tỉnh Sơn La. Người Dao sống thành cộng đồng ở các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Kì Sơn và TP Hòa nh. Người Hmông sống tập trung ở xã Hang Kia và Pà Cò của huyện Mai Châu. Trước đây hai dân tộc này sống du canh du cư, nhưng từ những năm 70-80 đã chuyển sang chế độ đnh canh, định cư và đã đạt được những thành tựu đáng kể về phương diện kinh tế- xã hội. Vi s đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều kiện địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Lịch sử

Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng HóaSơn TâyHà Nội và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm (thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ). Tháng 4 năm 1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do Công sứ Pháp cai trị. Ban đầu tỉnh gồm cả Mộc ChâuYên Châu và Phù Yên Châu (tháng 7 năm 1888 cắt 3 châu này để nhập vào Đạo Quan binh thứ tư, sau này thuộc Sơn La), cùng với vùng có dân tộc Mường thuộc hai châu Thanh Sơn và Yên Lập (tháng 10 năm 1888 cắt 2 châu này về tỉnh Hưng Hóa).

Ngày 18 tháng 3 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Phương Lâm thành tỉnh Hòa Bình với 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu (Châu Mai) và Đà Bắc.

Ngày 24/10/1908, châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam, và đến ngày 1/12/1924, một số xã của Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho Quan thuộc tỉnh Ninh Bình.

Năm 1939, hợp nhất châu Mai (tức Mai Châu) và châu Đà Bắc thành châu Mai Đà.

Ngày 21/9/1956, huyện Mai Đà chia thành 2 huyện: Đà Bắc ở phía Bắc sông Đà và Mai Châu ở phía Nam sông Đà.

Ngày 15/10/1957 huyện Lạc Sơn chia thành 2 huyện: Lạc Sơn và Tân Lạc.

Ngày 17/4/1959 huyện Lương Sơn chia thành 2 huyện: Lương Sơn và Kim Bôi.

Ngày 17/8/1964 huyện Lạc Thủy chia thành 2 huyện: Lạc Thủy và Yên Thủy.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hòa Bình hợp nhất với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Khi đó tỉnh có diện tích là 4.697 km², với dân số 670.000 người, gồm 1 thị xã Hòa Bình và 9 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy.

Tháng 12/2001 huyện Kỳ Sơn chia thành 2 huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong.

Từ 1 tháng 8 năm 2008, 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung, đều nằm ở phía Bắc của huyện Lương Sơn, được tách ra và sát nhập vào Thành phố Hà Nội.

Kinh tế, Tiềm năng phát trin

Sức hấp dẫn du khách của Hòa Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân.

Du khách sẽ được thưởng thức món ăn dân tộc, đặc sản cơm lam, thịt nướng rượu cần và xem các tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, hát Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, ngủ nhà sàn dân tộc, mua hàng dệt thổ cẩm và các lâm thổ sản quý... tại những bản Thái cổ, bản láp của đồng bào Dao...

Thuỷ Điện:

Nói đến Hòa Bình , người ta thường nghĩ đến Nhà máy Thủy điện Hòa Bình lớn nhất nhì đông nam Á , nơi hàng năm sản xuất hàng tỉ kilowatt giờ điện phục vụ mọi nhu cầu của người dân trên nhiều miền đất nước.

Nông nghiệp : Nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc.

Phong cảnh du lịch Hòa Bình:

Địa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Nói đến tài nguyên thiên nhiên của Hòa Bình không thể quên nhắc đến những bãi tắm đẹp bên hồ sông Ðà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực là chén thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách.

Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những thung lũng hoang sơ huyền bí. Tiêu biểu nổi bật như:

Suối nước khoáng Kim Bôi với nguồn nước phun lên ở nhiệt độ 3600C, đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp.

Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Barbia của Hungari .

Thung lũng Mai Châu thuộc Huyện lỵ Mai Châu là một thung lũng xanh rờn cây lá, đồng lúa và những nếp nhà sàn đều tăm tắp như xếp hàng chào đón khách. Đêm nghỉ lại ở nhà sàn Mai Châu, du khách sẽ được xem múa, hát, nghe nhạc cồng chiêng.

Đà Bắc- một huyện vùng cao là điểm dừng chân lý tưởng của du khách tham quan du lịch sinh thái và văn hóa. Đà Bắc với cảnh quan nguyên sơ yên ả, thơ mộng của thị trấn miền núi Tây Bắc.

Những hang động thiên tạo đa dạng hình thù có đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ. Có bản Nanh, bản Nưa của người Mường, người Dao và xen kẽ một số gia đình người Thái, với những mái nhà sàn cổ đơn sơ nhưng rất nên thơ.

Lương Sơn - huyện cửa ngõ của tỉnh Hòa Bình, nới tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc, với vị trí chỉ cách Hà Nội khoảng 40km tiện lợi về giao thông, là nơi tập trung rất nhiều khu du lịch sinh thái, khu du lịch Suối Ngọc Vua Bà, Sân golf 54 lỗ ở xã Lâm Sơn , hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á, ... luôn rất hấp dẫn với du khách bốn phương.

Đơn vị hành chính:

Hòa Bình gồm 1 thành phố tỉnh lỵ và 10 huyện tổng cộng 214 phường, thị trấn, xã gồm: Thành phố Hòa Bình (trung tâm tỉnh lỵ), Huyện Lương Sơn, Huyện Cao Phong, Huyện Đà Bắc, Huyện Kim Bôi, Huyện Kỳ Sơn, Huyện Lạc Sơn, Huyện Lạc Thủy, Huyện Mai Châu, Huyện Tân Lạc, Huyện Yên Thủy.

(Nguồn Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Hòa Bình)

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắcmiền Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây giáp với các tỉnh Lai Châu và Sơn La của Việt NamVân Namcủa Trung Quốc ở phía Bắc, Phongsali của Lào ở phía Tây.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9.554.097 km2 với dân số 438.135 người (chiếm 55,6% diện tích tự nhiên, 66,3% dân số của tỉnh Lai Châu cũ).

Đặc điểm địa hình:

Điện Biên có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây dọc biên giới Việt – Lào dài khoảng 100 km với đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m và dãy Phu Sang Cáp dài 50 – 60 m. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bổ khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Đặc biệt, thung lũng Mường Thanh với bề mặt bằng phẳng đã tạo cho tỉnh có cánh đồng Mường Thanh rộng lớn.

Khí hậu:

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21 – 230C, chất lượng mưa trung bình từ 1.700 – 2.500 mm, độ ẩm trung bình từ 83 – 85%.

Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã.

                       

Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên đất

Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng.

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 108.158 ha, chiếm 11,32% diện tích đất tự nhiên; trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 309.765 ha (chiếm 32,42%), diện tích đất chuyên dùng 6.053 ha (chiếm 0,68%). Ngoài ra, Điện Biên còn có 528.370 ha đất chưa sử dụng, chiếm 55,3% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất đồi núi (96,9%).

Tài nguyên rừng

Hiện nay, toàn tỉnh có 348.049 ha rừng, đạt tỷ lệ che phủ 37%. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơmu…ngoài ra còn có các loại cây đặc sản khác như cánh kiến đỏ, song mây…Không chỉ có nhiều loại thực vật quý hiếm, rừng Điện Biên còn có 61 loài thú, 270 loài chim, 27 loài động vật lưỡng cư, 25 loài bò sát, 50 loài cá đang sinh sống. Trong những năm gần đây do nạn đốt rừng và săn bắt chim thú tự do nên lượng chim thú quý trong rừng ngày càng giảm, một số loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tài nguyên khoáng sản

Điện Biên là tỉnh miền núi Tây Bắc nằm trong khu vực có cấu trúc địa chất phức tạp. Theo số liệu điều tra đánh giá của Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam, Điện Biên là tỉnh có tiềm năng, triển vọng về tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, do điều kiện giao thông và kinh tế còn nhiều khó khăn nên công tác nghiên cứu, điều tra về địa chất, khoáng sản còn hạn chế.

Việc điều tra địa chất và khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành điều tra, lập bản đồ địa chất và bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 (năm1981), tỷ lệ 1/200.000 (các năm từ 1977 đến 2003); phần lớn diện tích tự nhiên đã được lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000. Qua công tác điều tra địa chất khoáng sản đã thực hiện; việc tìm kiếm, thăm dò chi tiết đối với một số loại khoáng sản như: than, đá vôi, đá sét nguyên liệu xi măng, pyrit, sét gạch ngói và trong thời gian gần đây là đồng vàng, chì, kẽm trên một số vùng mỏ cụ thể để khai thác phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh. Nhìn chung, mức độ điều tra địa chất khu vực đã cung cấp được các thông tin chủ yếu về tài nguyên khoáng sản của tỉnh, làm cơ sở để định hướng công tác điều tra, thăm dò, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên; góp phần cho công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản của tỉnh.

Kết quả của công tác điều tra tài nguyên khoáng sản hiện tại đã ghi nhận trên địa bàn tỉnh có 83 mỏ, điểm mỏ khoáng sản và biểu hiện khoáng sản gồm 17 loại khoáng sản rắn và một số nguồn nước nóng, nước khoáng. Cụ thể là: khoáng sản nhiên liệu: than đá; kim loại gồm có: sắt, nhôm, đồng, chì - kẽm, antimon, vàng; khoáng chất công nghiệp gồm có: barit, talc, kaolin; vật liệu xây dựng gồm có: đá vôi xi măng, đá vôi trắng, sét xi măng, sét gạch ngói, cát cuội sỏi, đá phiến lợp, đá xây dựng; nước nóng, nước khoáng.

Trong những năm vừa qua, tỉnh Điện Biên đã có chủ trương thu hút đầu tư trong lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản. Tính đến tháng 8/2008 trên địa bàn tỉnh hiện có 45 tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản với 72 giấy phép hoạt động khoáng sản đang trong thời kỳ hoạt động gồm 52 giấy phép khai thác, chế biến đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường; 8 giấy phép khai thác than; 4 giấy phép khai thác vàng sa khoáng; 1 giấy phép khai thác vàng gốc; 2 giấy phép khai thác, chế biến quặng sắt; 2 giấy phép khai thác chì, kẽm; 2 giấy phép khai thác đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng; 1 giấy phép khai thác antimony. Hoạt động khoáng sản chủ yếu tập trung vào khai thác, chế biến vật liệu xây dựng thông thường phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế địa phương. Các dự án đầu tư về điều tra khảo sát, thăm dò đang được triển khai tại mỏ đồng khu vực Huổi Sáy, xã Mường Tùng, huyện Mường Chà; chì kẽm tại khu vực huyện Tuần Giáo và Tủa Chùa.

Tiềm năng kinh tế

Tiềm năng du lịch

Điện Biên có di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá - lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc Lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờcát).

Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn của cả nước.

Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 21 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng, điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H'Mông. với những nét văn hoá đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, rất thích hợp để phát triển du lịch văn hoá.

Bên cạnh đó Điện Biên có nhiều hang động, nguồn nước khoáng và hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm (Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ, ...

Những lợi thế so sánh

Điện Biên có lợi thế lớn về tiềm năng đất đai, đặc biệt là diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn (trên 500.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên). Đây chính là tiềm năng lợi thế lớn để tỉnh đầu tư phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc… Ngoài ra cánh đồng Điện Biên rộng lớn với đất đai màu mỡ, được coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu được đầu tư thoả đáng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lượng cao của cả nước để xuất khẩu. Tại các vùng Mường Nhé, Si Pa Thìn, Điện Biên có rất nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hướng kinh tế trang trại.

Trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá, du lịch cao, trong đó đáng chú ý là di tích Điện Biên Phủ và nhiều danh lam thắng cảnh gắn với nền văn hoá truyền thống của các dân tộc anh em, đây là lợi thế lớn để tỉnh phát triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ.

Ngoài những tiềm năng trên, Điện Biên còn có đường biên giới chung với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Trung Quốc. Tại đây có các cửa khẩu Tây Trang (đang đề nghị được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế), cửa khẩu Pa Thơm, cửa khẩu Mường Lói, cửa khẩu A Pa Chải… Đây là những cửa khẩu quan trọng để tỉnh Điện Biên mở mang phát triển kinh tế và giao lưu với các nước. Ngoài ra tỉnh còn có sân bay Điện Biên đang được nâng cấp và mở rộng, đồng thời còn có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện và các nguồn điện năng khác.

Thông tin nhân khẩu

Tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc sinh sống với tổng dân số khoảng 500.000 dân, chủ yếu làngười Thái (~38%), tiếp đó là H'Mông (~30%) và Kinh (~20%).

Giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ:

Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 474 km theo quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6.

Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai Châu) 195 km.

Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117 km.

Đường không: sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng

Hành chính

Tỉnh Điện Biên gồm 1 thành phố (tỉnh lỵ), 1 thị xã và 7 huyện gồm: Thành phố Điện Biên Phủ, Thị xã Mường Lay, Huyện Điên Biên, Huyện Điên Biên Đông, Huyện Mường Ảng, Huyện Mường Chà, Huyện Mường Nhé, Huyện Tủa Chùa, Huyện Tuần Giáo.

(Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Điện Biên)

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004 (sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu) diện tích tự nhiên: 6.383,88 km(chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với 203km đường biên giới.

Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau.

Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m – 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.

Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường - Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

Khí hậu: Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có tuyết rơi).

Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C (riêng Sa Pa từ 140C - 160C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - >2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ  230C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm.

Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày.

Đặc điểm khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh.

Thổ nhưỡng: Đất có độ phì cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm, 30 loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất:

Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là: đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá và đất dốc tụ. Xin giới thiệu một số nhóm đất đang được sử dụng thiết thực:

Nhóm đất phù sa: diện tích nhỏ, chiếm 1,47% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc sông Hồng và sông Chảy, có độ phì tự nhiên khá cao, thích hợp đối với các loại cây lương thực, cây công nghiệp.

Nhóm đất đỏ vàng: thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng hoặc vàng đỏ rực rỡ. Hình thành và phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh ở độ cao 900m trở xuống, diện tích chiếm trên 40% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày, cây hàng năm.

Nhóm đất mùn vàng đỏ: chiếm trên 30% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung tại các huyện Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn. Nhóm đất này thích hợp trồng các loại cây dược liệu quý, cây ăn quả và nhiều loại rau ôn đới quan trọng của tỉnh. Đồng thời, nhóm đất này có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của tỉnh.

Nhóm đất mùn alit trên núi: chiếm 11,42% diện tích tự nhiên, tập trung ở huyện Sa Pa, Văn Bàn... có thảm rừng đầu nguồn khá tốt, thích hợp với một số loại cây trúc cần câu, đỗ quyên, trúc lùn, rừng hỗn giao.

Nhóm đất đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa: đây là các loại đất feralitic hoặc mùn feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc được con người bỏ nhiều công sức tạo thành các ruộng bậc thang để trồng trọt hoa màu. Diện tích chiếm khoảng 2% diện tích tự nhiên phân bố rải rác ở các huyện tạo nên những cảnh quan ruộng bậc thang rất đẹp mà tiêu biểu là hai huyện Bắc Hà và Sa Pa.

* Với đặc diểm đất đai nói trên, trong quá trình quản lý, sử dụng được chia như sau:

- Đất nông nghiệp: 76.930 ha bao gồm:

+ Đất trồng cây hàng năm: 59.378 ha, trong đó đất lúa có 28.215 ha

+ Đất trồng cây lâu năm: 12.668 ha

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 3.363 ha

+ Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 1.521 ha

- Đất lâm nghiệp: 307.573 ha, trong đó rừng tự nhiên có 24.943 ha.

- Đất ở: 3.307 ha.

- Đất chuyên dùng: 31.330 ha.

- Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 219.249 ha.

Tài nguyên nước:

Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124km. Ngoài 2 con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, nguồn nước nguồn ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn.

Theo các tài liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.

Tài nguyên rừng:

Rừng: 307.573 ha, trong đó có 249.434 ha rừng tự nhiên và 58.139 ha rừng trồng.

Thực vật rừng: rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn đã phát hiện được 847 loài thực vật thuộc 164 họ, 5 ngành, trong đó có nhiều loại quý hiếm như: Lát Hoa, Thiết Sam, Đinh, Nghiến,...

Động vật rừng: theo các tài liệu nghiên cứu, Lào Cai có 442 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9 bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát co 73 loài thuộc 12 họ,...

Tài nguyên khoáng sản:

Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn.

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

Tài nguyên du lịch:

Với hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Trong đó Người Việt chiếm số đông, có mặt khá sớm và đặc biệt chiếm tỉ lệ cao trong những năm 1960 bởi phong trào khai hoang và cán bộ được điều động từ các tỉnh Phú ThọHải PhòngThái BìnhHà Nam...lên. Trong số các dân tộc khác thì đông hơn cả là Người H’MôngTàyDaoNgười Dáy,...Người Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể. Chính sự phong phú về đời sống các dân tộc đã tạo ra một bản sắc riêng của Lào Cai. Việc các tỉnh Phú ThọYên Bái, Lào Cai cùng phối hợp tiến hành khai thác Du lịch về cội nguồn chính là phát huy thế mạnh này và đã thu hút được dự quan tâm của du khách.

Trọng tâm là khu du lịch nghỉ mát Sa Pa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200m - 1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc như chợ vùng cao, chợ tình Sa Pa,...

Đỉnh núi Phan Xi Păng  - nóc nhà của Việt Nam có dãy núi Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên hấp dẫn nhiều nhà khoa học, khách du lịch.

Lào Cai có nhiều địa danh lịch sử, hang động tự nhiên và các vùng sinh thái nông nghiệp đặc sản như mận Bắc Hà, rau ôn đới, cây dược liệu quý, cá hồi (Phần Lan), cá tầm (Nga)...Và đặc biệt, đây còn là nơi mang đậm nét đặc trưng văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc anh em.

Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu cũng là một điểm du lịch thú vị mà điểm dừng chân không thể là nơi nào khác ngoài thành phố Lào Cai.

Và đặc biệt, là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng và trong sạch. Đây sẽ là điều quan trọng tạo nên một điểm du lịch lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước.

Tài nguyên nhân văn:

Với hơn 20 nhóm dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,... Theo kết quả điều tra, hiện dân tộc Thái còn lưu trữ hơn 100 bộ sách bằng chữ Pali ra đời từ thế kỉ XIII; dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt tại huyện Sa Pa có bãi đá cổ được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,...Hơn nữa, những biến động trong lịch sử đã để lại cho Lào Cai nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến trúc nhà Hoàng A Tưởng,... Không chỉ nhiều di sản vật thể và phi vật thể được phát hiện, bảo tồn mà một kho tàng văn học dân gian đồ sộ đến nay vẫn chưa được khám phá hết.

Dân số, dân tộc

Tổng dân số toàn tỉnh: 593.600 người (số liệu năm 2007), trong đó:

- Số người trong độ tuổi lao động: 314.520 người, chiếm khoảng 53%;

- Mật độ dân số bình quân: 93 người/km2.

Dân tộc: Có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...

Cơ sở hạ tầng

Giao thông

Với 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình trong hơn 10 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông.

- Đường bộ: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E.279.70)  với tổng chiều dài trên 400 km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đông đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi. Hiện tại tuyến quốc lộ 70 đang được cải tạo nâng cấp (hoàn thành vào đầu năm 2009).

+ Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng đang được triển khai xây dựng, theo tiến độ đến 2012 hoàn thành đi vào khai thác, với chiều dài 264km, điềm nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu giai đoạn 1 qua cầu đường bộ biên giới khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành (Lào Cai); Dự án sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm trong chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông (GMS).

+ Tính đến năm 2007, Lào Cai đã có đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh. 

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Theo kế hoạch năm 2009 tuyến đường này sẽ được cải tạo nâng cấp, sử dụng vốn của ADB, hoàn thành vào năm 2011. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm.

- Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có 75km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng 55km). Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế.

- Đường hàng không: Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 - 2015. 

Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại ngành giao thông vận tải Lào Cai đã có quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung Quốc. Những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt Hiệp định vận tải đã ký kết...  

Hạ tầng điện - nước

- Hạ tầng mạng lưới điện: 9/9 huyện, thành phố; 164 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia. 75% hộ dân được sử dụng điện lướt. Tiềm năng thuỷ điện của Lào Cai khoảng 11.000MW; đã cho phép đầu tư 68 công trình với tổng công suất 889MW, dự kiến đến 2010 sẽ phát điện khoảng 700MW. Ngoài ra từ năm 2006, ngành Điện lực Việt Nam đã hoàn thành đấu nối đường dây 220 KV Yên Bái – Lào Cai - Hà Khẩu để nhập khẩu điện từ Vân Nam (Trung Quốc) với nhu cầu sản lượng khoản 300MW đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trước mắt cũng như lâu dài. 

- Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch tại thành phố Lào Cai và hầu hết các huyện, cùng với hệ thống giếng khoan đang cung cấp nước sạch cho 69% dân số toàn tỉnh. 

Hạ tầng thông tin liên lạc: 

- Hạ tầng bưu chính: Tính đến 30/9/2008, có 227 điểm phục vụ, trong đó: có 25 Bưu cục, 127/144 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 125 đại lý bưu điện, 100% trung tâm huyện, thành phố có báo đến trong ngày. Bán kính phục vụ bình quân 2,7km/điểm phục vụ; bình quân số dân được phục vụ là 2.143 người/điểm phục vụ (đạt 97% chỉ tiêu đến năm 2010).

- Hạ tầng viễn thông: So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay trên toàn mạng có 57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn Vi ba, 170 trạm BTS. Mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân (đạt 100% chỉ tiêu đến năm 2010). Thuê bao Internet đạt trên 11.900 thuê bao trong đó thuê bao băng rộng đạt 5.672 thuê bao. Theo hướng dẫn về hệ số quy đổi của Bộ Tthông tin và Truyền thông mật độ sử dụng Internet của tỉnh Lào Cai đạt 10,5/100 dân.  

Hạ tầng công nghệ thông tin:

Hạ tầng Công nghệ thông tin được phát triển ổn định. Dự án mạng LAN đô thị với quy mô và công nghệ hiện đại đang trong quá trình xây lắp, đảm bảo đến quý II năm 2009 hoàn thành giai đoạn đầu dự án, đảm bảo nhu cầu sử dụng của các cơ quan khi đi chuyển về khu hành chính mới. Sau khi hoàn thành giai đoạn II (năm 2010) đảm bảo tỉnh Lào Cai sẽ có một hạ tầng truyền dẫn đáp ứng được nhu cầu đến 2020 và có khả năng mở rông cho các giai đoạn tiếp theo. Việc phát triển hạ tầng CNTT tại các sở, ban, ngành đã được chú trọng đầu tư, kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý, điều hành. Đến nay đã có 42/59 cơ quan nhà nước có mạng LAN; tỷ lệ máy tính kết nối Internet chiếm hơn 60%. Chỉ số ICT Index năm 2007 của Lào Cai xếp thứ 31/64 tỉnh thành.

- Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Lào Cai ở địa chỉ truy cập trên internet là:http://www.laocai.gov.vn/ là kênh thông tin chính thức của tỉnh Lào Cai trên môi trường mạng.

Nguồn lao động: năm 2007 tổng số có 337.803 người (số người trong độ tuổi lao động là 319288 người, trong đó số người có khả năng lao động là 315.261 người; số người ngoài độ tuổi thực tế tham gia lao động là 22.542 người).  

Cơ cấu lao động theo các ngành nghề: Nông nghiệp và lâm nghiệp 227.027 người; Thuỷ sản 330 người; Công nghiệp khai thác mỏ 5.238 người; Công nghiệp chế biến 6.821người; Sản xuất và phân phối điện, khí đạt và nước 867; Xây dựng 11.650; Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân 13.145; Khách sạn và nhà hàng 3.745; Vận tải, thông tin liên lạc 4.406; Tài chính, tín dụng 799; Hoạt động Khoa học và Công nghệ 120; Hoạt động kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn 593; Quản lý nhà nước an ninh quốc phòng 8.704; Giáo dục & đào tạo 12.257; Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 2.208; Hoạt động Văn hoá – thể thao 882; Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 1.813; Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 889.  

Giáo dục và đào tạo: Có 161 trường mẫu giáo, 229 trường tiểu học, 7 trường phổ thông cơ sở, 186 trường trung học cơ sở, 22 trường trung học phổ thông, 2 trường  đào tạo công nhân kỹ thuật, 1 trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật, 1 trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch, 1 Trường trung học Y tế, 1 Trường Cao đẳng Sư phạm.  

Y tế: 100% số xã, phường, thị trấn có Trạm xá và cán bộ y tế. Có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện và 36 phòng khám đa khoa khu vực với 2.180 giường điều trị.

Lịch sử Lào Cai

Lào Cai là một vùng đất cổ, diện mạo địa hình được hình thành cách nay 50-60 triệu năm, trong đợt tạo sơn cuối cùng, vỏ trái đất vặn mình, đứt gẫy. Hơn vạn năm trước, con người đã có mặt tại địa bàn tại đây. Tổ tiên người bản địa Lào Cai nay hồi đó cư trú khá tập trung ở các dải đồi ven sông Hồng, sông Chẩy, các cửa ngòi Mi, ngòi Nhù. Các chủ nhân văn hóa Hòa Bình ở Lào Cai đã biết làm nông nghiệp.

Trong buổi đầu các bộ tộc xác định ranh giới chủ quyền, thời Hùng Vương thuộc Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang. Thời Âu Lạc thì vùng phía đông và phía nam Lào Cai thuộc bộ lạc Tây Vu, còn một phần đất phía đông và phía bắc Lào Cai hiện nay thuộc phạm vi của các bộ lạc nhỏ hơn không chịu thuần phục Lạc Việt.

Thời Bắc thuộc, ban đầu là địa phận thuộc huyện Tây Vu, quận Giao Chỉ. Sau này thuộc là quận Tân Hưng, đất Giao Châu (thời Tây Tấn), sau là đất châu Đan Đường, Chu Quý thuộc Giao Chỉ (thời Tùy), tiếp đổi Lâm Tây châu, Đức Hóa châu thuộc phủ An Nam (thời Đường679.

Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thủy Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.

Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã dược người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.

Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa đanh hành chính,qua nhiều lần tách nhập:

- Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907), phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thuỷ Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: H’mông, Dao, Tày, Giáy... trong đó người H’mông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác.

- Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, Lào Cai được chia thành 8 huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.

- Ngày 7/5/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.

- Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.

- Ngày 17/4/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.

- Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 10/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.

- Ngày 9/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.

- Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.

- Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.

- Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới).

- Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai.

Các đơn vị hành chính:

Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sửđịa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi.

Lào Cai hiện nay bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyệngồm: Thành phố Lào Cai, Huyện Bảo Thắng, Huyện Bảo Yên, Huyện Bát Sát, Huyện Bắc Hà, Huyện Mường Khương, Huyện Sa Pa, Huyện Si Ma Cai, Huyện Văn Bàn. Nếu phân chia theo khu vực có thể chia thành 3 khu vực sau:

- Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.

- Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.

- Khu vực III: Là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế

(Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai)

Vị trí địa lý

Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 14.125 km2 chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 64 tỉnh thành phố trong cả nước. Toạ độ địa lý: 20039 - 22002 vĩ độ Bắc và 103011 - 105002 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250km, có chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628km. Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc.

Sơn La có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ sông Đà và vùng cao biên giới.

Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu (cao 1.050 m) và Nà Sản (cao 800 m).

Về địa hình, Sơn La gồm 3/4 là đồi núi và cao nguyên, đất đai tương đối màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây lâu năm.

Khí hậu

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu Sơn La chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Sơn La nóng ẩm vào mùa xuân. Nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Se se lạnh vào mùa thu.Lạnh buốt vào mùa đông. Do địa hình bị chia cắt sâu và mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Vùng cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới xanh quanh năm. 
Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,50C - 0,60C (thị xã Sơn La từ 20,90C lên 21,10C, Yên Châu từ 22,60C lên 230C); lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thị xã từ 1.445mm xuống 1.402mm, Mộc Châu từ 1.730mm xuống 1.563mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm. Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng vụ trên diện tích canh tác, cộng với gió Tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 - 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của một số vùng trong tỉnh. Sương muối, mưa đá, lũ quét cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống.Trong thời gian tới khi có thuỷ điện Sơn La, hệ thống hồ dọc Sông Đà, đã được hình thành có thể tình hình khí hậu khô và nóng vào mùa khô sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho sản xuất và đời sống. 

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng và đất có khả năng phát triển rừng 

Sơn La là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp khá lớn (chiếm 73% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị cao. Rừng Sơn La có nhiều thực vật quý hiếm, có các khu đặc dụng có giá trị đối với nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái trong tương lai. Hiện nay diện tích rừng của Sơn La là 480.057ha, trong đó rừng tự nhiên là 439.592ha, rừng trồng 41.047ha. Độ che phủ của rừng đạt khoảng 40%, còn thấp so với yêu cầu - nhất là đối với một tỉnh có độ dốc lớn, mưa tập trung theo mùa, lại có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình... Sơn La có 4 khu rừng đặc dụng bảo tồn thiên nhiên: Xuân Nha (Mộc Châu) 38.000 ha, Sốp Cộp (Sông Mã) 27.700 ha, Copia (Thuận Châu) 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) 16.000 ha.

Theo số liệu kiểm kê của Đoàn Điều tra quy hoạch và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, trữ lượng rừng hiện có là 16,5 triệu m3 gỗ và 202,3 triệu cây tre nứa, chủ yếu là rừng tự nhiên. Rừng trồng có trữ lượng gỗ 154 ngàn m3 và 220 ngàn cây tre nứa. Toàn tỉnh còn 651.980 ha đất chưa sử dụng (chiếm 46,4% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp khoảng 500.000 ha (phần lớn dùng cho phát triển lâm nghiệp). Đây cũng là nguồn tài nguyên quý giá, một thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi xây dựng xong thuỷ điện Sơn La, sẽ có một phần rừng và đất rừng bị ngập (khoảng 2.451 ha), trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Nhiệm vụ quan trọng là phải tận thu gỗ trong lòng hồ nước khi nước ngập và sau đó trồng rừng phòng hộ dọc theo hai bên Sông Đà và toàn lưu vực để bảo vệ nguồn nước cho công trình thuỷ điện quan trọng này.

Tài nguyên khoáng sản 

Sơn La có nhiều loại khoáng sản khác nhau với gần 150 điểm, song chủ yếu là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên khắp địa bàn tỉnh, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi. - Than: Có đủ các loại than mỡ, than gầy, than bùn, than nâu. Tổng số trên 10 mỏ và điểm than nhiên liệu với trữ lượng, tiềm năng ước tính trên 40 triệu tấn. Trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn. Tuy không lớn nhưng trên dưới 50% là than mỡ, có khả năng luyện cốc - loại than mà hiện nay nước ta rất thiếu còn phải nhập khẩu với giá cao (100 USD/ tấn). Các mỏ than tương đối lớn ở Sơn La là mỏ than Suối Bàng - Mộc Châu (trữ lượng vài triệu tấn), mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 578 ngàn tấn), mỏ than Hang Mon - Yên Châu (trữ lượng 1 triệu tấn), mỏ than Mường Lựm - Yên Châu (trữ lượng trên 80 ngàn tấn), mỏ than Suối Lúa - Phù Yên… - Nguồn đá vôi và sét: Với trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng, đang được khai thác, cho phép phát triển mạnh sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu cầu trong tỉnh và xây dựng công trình thuỷ điện Sơn La. Đáng kể có mỏ sét xi măng Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760 ngàn tấn. - Niken - Đồng: Có 8 điểm quặng và mỏ: Bản Mòng, Bản Khoa, Bản Phúc, Bản Chang, Vạn Sài, Suối Ba, Suối Đơn và Hua Păng. Song đáng kể là mỏ Bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượng 984.000 tấn quặng với hàm lượng Niken 3,55%, đồng 1,3%. - Vàng: Có 4 mỏ sa khoáng và 3 điểm vàng gốc tất cả đều thuộc loại mỏ nhỏ, có triển vọng là mỏ vàng sa khoáng Pi Toong huyện Mường La, Mu Lu huyện Mai Sơn. Cần khuyến khích và thu hút đầu tư, tranh thủ công nghệ tiên tiến nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này. - Bột tan: Có nhiều điểm mỏ, đáng kể là mỏ tan Tà Phù huyện Mộc Châu có trữ lượng 2,3 vạn tấn, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. 

Tài nguyên đất 

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.412.500 ha, trong đó đất đang được sử dụng là 753.520 ha (chiếm 53,3% đất tự nhiên), so với cả nước tỷ lệ này là 97%, vùng Trung Du miền núi phía Bắc Bộ là 56,14%. Diện tích đất đang sử dụng sẽ có thay đổi khi thuỷ điện Sơn La hoàn thành vào năm 2012. Theo tính toán, Sơn La có 3 huyện bị ngập, tổng diện tích bị ngập khoảng 13.730 ha, trong đó có 6.321 ha đất nông nghiệp (bình quân mỗi hộ trong diện bị ngập mất khoảng 0,65 ha đất nông nghiệp, trong đó ruộng nước 0,13 ha), đất rừng 2.451 ha, đất chưa sử dụng 7.214 ha…Như vậy, đến nay đất chưa sử dụng và sông suối trong toàn tỉnh còn rất lớn: 651.980 ha, chiếm 46,1% diện tích tự nhiên, trong đó có 598,434 ha là đất đồi núi không có rừng cần phải được khai thác để trồng rừng và khoanh nuôi, bảo vệ. Dự báo đến năm 2020 số diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn 299.000 ha. Là một tỉnh vùng cao, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, hiện đang sử dụng bình quân đầu người 0,2 ha, trong đó cho sản xuất lương thực là 0,16 ha, riêng ruộng nước bình quân chỉ có 0,017 ha. Hướng tới cần khai thác hết diện tích đất bằng và một phần đất đồi núi cho sản xuất nông nghiệp, dự tính quỹ đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, cây ăn quả vẫn còn 22.600 ha, quỹ đất cho trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc trên 3.000 ha.Ngoài ra, quỹ đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản của Sơn La là 1.627 ha, chưa kể hồ thuỷ điện Hoà Bình. Nếu công trình thuỷ điện Sơn La hoàn thành sẽ thêm 13.700 ha mặt nước hồ. Khi đó toàn tỉnh sẽ có khoảng 25.000 ha ao, hồ và hồ sông Đà, là tiền đề để Sơn La phát triển mạnh nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. 

Tài nguyên nước 

Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên nước với 35 suối lớn; 2 sông lớn là sông Đà dài 280km với 32 phụ lưu và sông Mã dài 90km với 17 phụ lưu; 7.900 ha mặt nước hồ Hoà Bình và 1.400 ha mặt nước ao hồ. Mật độ sông suối 1,8 Km/km2 nhưng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm nhưng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu. Có đến 65 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ này. Việc khai thác thế mạnh tài nguyên nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là cần thiết và cấp bách.  

Tài nguyên động, thực vật

Thực vật rừng :  Hệ thực vật ở Sơn La có 161 họ, 645 chi và khoảng 1.187 loài, bao gồm cả thực vật hạt kín và hạt trần, thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Tiêu biểu có các họ như lan, dẻ, tếch, sa mu, tử vi, dâu... Các họ có nhiều loài như  cúc, cói, đậu, ba mảnh vỏ, long não, hoa môi, ráy, ngũ gia bì, dâu, cà phê, lan, cam, na, bông, vang, dẻ.... Các loài thực vật quý hiếm gồm có pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, du sam, thông hai lá, thông ba lá, dâu, dổi, trai, sến, đinh hương, đinh thối, sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô, trai. Những thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng có  pơ mu, thông tre, lát hoa, bách xanh, nghiến, chò chỉ, thông ba lá, dổi, đinh hương, đinh thối, trai.

Động vật rừng :  Đã thống kê được thành phần các loài động vật rừng lưu vực sông Đà, sông Mã, chủ yếu trong các rừng đặc dụng như Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa, Mường Thái, Nậm Giôn như sau: Thú có 101 loài, trong 25 họ, thuộc 8 bộ; Chim có 347 loài, trong 47 họ, thuộc 17 bộ; Bò sát có 64 loài, trong 15 họ thuộc 2 bộ; Lưỡng thê có 28 loài, trong 5 họ, thuộc 1 bộ. Các loài phát triển nhanh như dúi, nhím, don, chim, rắn. Những loài động vật quý hiếm  được ghi trong sách đỏ như: Voi, bò tót, vượn đen, voọc xám, voọc má trắng, voọc quần đùi, hổ, báo, gấu, cầy vằn, chó sói, sóc bay, cu li, chồn mực, dúi nâu, lợn rừng, vượn, gấu, rái cá, sơn dương, khỉ, niệc nâu, niệc mỏ vàng, công, gà lôi tía, gà tiền, tê tê, hồng hoàng, trăn, kỳ đà, rắn hổ mang, rắn cạp nong, rùa các loại.  

                  

Lịch sử phát triển của tỉnh Sơn La

Phần lớn tỉnh Sơn La ngày nay (gồm thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu) trước năm 1479 là lãnh thổ của vương quốc Bồn Man (gồm Tương Dương, Kỳ Sơn của Nghệ An, Quan Hoa, Quan Sơn, Mường Lát của Thanh Hóa, tỉnh Hủa Phan của Lào và phần lớn Sơn La). Năm 1479 Sơn La chính thức được sát nhập vào Đại Việt thời vua Lê Thánh Tông và thuộc xứ Hưng Hóa.

1. Thuở Hùng Vương dựng nước, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Riêng tên “Sơn La” xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XVIII dưới thời Lê - Trịnh.  

2. Tháng 01/1888 thực dân Pháp đánh chiếm vùng Tây Bắc. Ngày 10/10/1895 thực dân Pháp chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị hàng chính, thành lập tỉnh lấy tên là Vạn Bú, sau đổi thành Sơn La và chuyển tỉnh lỵ từ Pá Giang thuộc tổng Hiếu Trai về Sơn La. Tên tỉnh Sơn La chính thức có từ đó. Cũng từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La sống trong kiếp 1 cổ 2 tròng kéo dài 50 năm (1895-1945 ).  

3. Ngày 03/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và từ nhà ngục Sơn La  ánh sáng cách mạng đã chỉ cho nhân dân các dân tộc Sơn La thấy rõ con đường  giải phóng dân tộc là phải đứng lên làm cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.  

4. Ngày 26/8/1945 nhân dân các dân tộc Sơn La đã đứng lên giành chính quyền thắng lợi, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập.  

5. Trải qua 9 năm kháng chiến (1946 - 1954) quân và dân các dân tộc Sơn La cùng với cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Ngày 01/12/1952 chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng. Từ đây nhân dân các dân tộc Sơn La bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thế và lực mới góp phần phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, giải phòng hoàn toàn Miền Bắc, cùng với nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục cùng với miền Nam tiếp tục đấu tranh hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất đất nước.  

6. Đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nhân dân các dân tộc Sơn La tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tự lực, tự cường ra sức khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Năm 1986, Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, tiềm năng, thế mạnh của Sơn La  được phát huy mạnh mẽ và diện mạo Sơn la ngày càng thay đổi.

Điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho Sơn La tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông - lâm sản, hàng hoá có lợi thế với quy mô lớn mà ít nơi có được như chè đặc sản chất lượng cao trên cao nguyên Mộc Châu, Nà Sản. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt Sơn La đã được các nhà khoa học đánh giá là một trong những địa bàn lý tưởng để phát triển bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Bên cạnh đó tiềm năng khí hậu, đất đai còn cho phép tỉnh phát triển các loại giống cây ăn quả ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới với quy mô trên 30.000 ha.

Sơn La có lợi thế rất lớn về tiềm năng thuỷ điện, đặc biệt công trình thủy điện Sơn La lớn nhất cả nước với tổng công suất 2.400MW được khởi công xây dựng. Đây chính là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh chóng, tạo ra sự đột biến về tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp kéo theo sự phát triển của kết cấu hạ tầng và dịch vụ. Khi đó, Sơn La có nguồn điện lưới quốc gia đi qua là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế.  

Đất đai chưa khai thác còn nhiều, độ phì tự nhiên khá, khả năng tái sinh thảm thực vật lớn. Nếu coi rừng và tỷ lệ gia tăng độ che phủ của rừng, cây công ngiệp dài ngày, cây ăn quả là sản phẩm hàng hoá thì giá trị sử dụng của loại hàng hoá này được thể hiện ở hiệu quả sử dụng thủy điện sông Đà, điều hoà nước cho Đồng bằng sông Hồng và được trả lại cho Sơn La một phần, qua đấy có khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước; mặt khác nếu dựa trên giá trị thực có của rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, thì rừng và cây dài ngày là lợi thế vượt trội để chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc thù tự nhiên và con người của Sơn La.  

Cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 1.050m, đất tốt và tương đối bằng phẳng, khí hậu ôn hoà phù hợp với phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới như chè, bò sữa cao sản, cây ăn quả… Cao nguyên này nằm trên trục QL 6, gần cảng sông Vạn Yên và ở trung độ giữa Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, chỉ cách Hà Nội 200km. Tương lai sẽ hình thành một thành phố cao nguyên sản xuất VLXD, du lịch nghỉ mát mùa hè, trung chuyển hàng hoá cho cả vùng Tây Bắc và nước bạn Lào.  

Nguồn tài nguyên khoáng sản tuy trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác song rất phong phú,  đa dạng, chưa khai thác được bao nhiêu, có triển vọng phát triển công nghiệp sản xuất VLXD, đáp ứng về nhu cầu xi măng, gạch, ngói cho xây dựng cơ bản trong tỉnh. Khai thác than, bột sắn, bột tan, đồng, chì, vàng… cũng là một lợi thế của tỉnh. Trong thời kỳ này nổi lên khai thác than ở Suối Bàng, niken, đồng ở bản Phúc và đá vôi, sét làm xi măng, VLXD…  

Điều kiện phát triển du lịch thuận lợi do có nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, các mỏ suối nước khoáng nóng, vùng hồ sông Đà, các di tích lịch sử cách mạng như bảo tàng nhà tù Sơn La, cây đào Tô Hiệu, văn bia Lê Thánh Tông… có thể kết hợp với các tỉnh bạn để phát triển du lịch tổng hợp, nhất là vùng cao nguyên Mộc Châu có khí hậu mát mẻ giống như Đà Lạt.  

Nhân dân các dân tộc Sơn La có truyền thống đoàn kết, yêu nước, cách mạng, tuyệt đối trung thành, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tỉnh luôn đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an ninh, quốc phòng. 

Những cơ hội để tỉnh Sơn La có thể phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là nắm bắt và thực hiện tốt các chương trình trồng 5 triệu ha rừng và các chương trình, dự án, chính sách khác của Đảng và Nhà nước đã ban hành, tích cực chuẩn bị cho công trình xây dựng thuỷ điện Sơn La.

Các đơn vị hành chính:

Sơn La có 01 thành phố và 10 huyện gồm: Thành phố Sơn La, Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên . Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp.

(Nguồn Cổng thông tin điện tử tỉnh Sơn La)

Chiếm gần 1/3 diện tích cả nước với trên 9,8 triệu dân, Tây Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Đây cũng là nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế về, tài nguyên khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu.

210549 TayBacCuChi2 450x266

Hơn 20 năm đổi mới, kinh tế vùng Tây Bắc đã có những chuyển biến quan trọng nhưng về cơ bản vẫn còn nghèo, các tiềm năng và lợi thế lớn chậm được khai thác. Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế đó, cần có giải pháp huy động tối đa và sử dụng  hiệu quả các nguồn lực đầu tư, xây dựng các chính sách hỗ trợ để Tây Bắc phát triển bền vững, tiến tới hoà nhập với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập...

Đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng Tây Bắc là nhiệm vụ được Chính phủ ưu tiên trong nhiều năm qua. Từ năm 2001 – 2007, tổng vốn đầu tư huy động cho vùng này khoảng 131.300 tỷ đồng, chủ yếu là vốn ngân sách Trung ương và địa phương, vốn tín dụng huy động 12.240 tỷ, vốn đầu tư của doanh nghiệp trên 5.570 tỷ và 9.170 tỷ khác huy động dân cư và doanh nghiệp tư nhân. Nguồn vốn thu hút đầu tư đã tập trung đầu tư vào những công trình quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu khai thác được tiềm năng, lợi thế về đất đai, tài nguyên khoáng sản tạo sức cạnh tranh mới cho các sản phẩm và kinh tế các tỉnh. Tăng trưởng GDP toàn vùng năm 2007 đã đạt 12,4%, GDP bình quân đầu người đạt 5,8 triệu đồng, cơ cấu GDP: nông nghiệp còn 39,1%, công nghiệp 26,6%, dịch vụ 34,3%.

Bức tranh kinh tế Tây Bắc nhìn chung đã có những khởi sắc mới. Nông- lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như chè 86.000 ha, cây ăn quả 180.000 ha; phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây dược liệu, mía đường bước đầu đã đưa cây cao su vào trồng ở Sơn La, Lai Châu, Điện Biên diện tích trên 20.000 ha. Công nghiệp được quan tâm đầu tư phát triển, giá trị sản xuất hàng năm tăng 18%, tiềm năng lợi thế kinh tế như thủy điện, chế biến khoáng sản, kinh tế cửa khẩu, du lịch được khai thác. Nhiều dự án lớn được đầu tư đã góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng Tây Bắc, như các dự án: Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy Gang thép Lào Cai, Nhà máy Xi măng Yên Bình (Yên Bái), Nhà máy tuyển quặng Apatít Cam Đường (Lào Cai). Kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sạch, điện, viễn thông được đầu tư xây dựng làm tăng năng lực mới cho sản xuất và nền kinh tế.

Đồng chí Hoàng Xuân Lộc - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái:

“...Yên Bái xác định hướng đi là phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, nông - lâm sản, vật liệu xây dựng, lấy công nghiệp là khâu đột phá để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều dự án lớn như sản xuất xi măng, luyện gang thép, phát triển thuỷ điện, chế biến gỗ... đã và đang triển khai ở Yên Bái. Riêng năm ngoái, tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 45 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 5.300 tỷ đồng. Yên Bái đã quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế dài hơi, trong đó có quy hoạch chi tiết các ngành, sản phẩm; quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Yên Bái đầu tư làm ăn nhất định sẽ phát đạt...”.

Các nguồn vốn đầu tư đã tập trung cải tạo nâng cấp 3.060 km quốc lộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 2,3,6 và các tuyến vành đai quốc lộ 4, 279, 32... Đã có 1.481/1.559 xã có đường ô tô tới trung tâm (chiếm 95%) và 72,6% số xã có bưu điện, 100% trung tâm huyện phủ sóng di động, 100% số xã có điện thoại... 
Vốn đầu tư tuy tăng trưởng nhanh, bình quân đạt 25,59% nhưng phân tích cho thấy, khả năng huy động nguồn lực tại chỗ của các tỉnh Tây Bắc còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, chưa tăng mạnh được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Định hướng phát triển kinh tế dài hơi các tỉnh Tây Bắc là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông - lâm nghiệp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động.

Trong công nghiệp, trọng tâm là đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy Thủy điện Sơn La, Tuyên Quang, xây dựng các nhà máy thuỷ điện ở Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai; khai thác chế biến khoáng sản theo hướng chế biến sâu, tạo sản phẩm tinh, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, sữa, nông sản thực phẩm và tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Thương mại - dịch vụ sẽ ưu tiên đầu tư khai thác các điểm du lịch Điện Biên Phủ, Khu di tích Pắc Bó, Đền Hùng, Sa Pa, hồ Ba Bể, hồ Thác Bà, núi Mẫu Sơn theo hướng đa dạng loại hình, nhất là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; phát triển kinh tế đường biên, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu vực kinh tế cửa khẩu. Kết cấu hạ tầng tiếp tục là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, tập trung hoàn thành nâng cấp các quốc lộ 2, 3, 6, 32, 279; đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường Hồ Chí Minh – Lạng Sơn, nâng cấp sân bay Điện Biên Phủ, Nà Sản...

Tây Bắc muốn phát triển nhanh và bền vững, tiến tới hoà nhập với sự phát triển chung của kinh tế cả nước cần huy động mạnh mẽ các nguồn lực và sử dụng hiệu quả các nguồn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, yêu cầu có tính cấp thiết và chiến lược là phải xây dựng các chính sách đầu tư phù hợp, như: chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút vốn ODA, FDI, vốn trong nước; chính sách phát triển hợp tác kinh tế với Trung Quốc, Lào; chính sách kinh tế cửa khẩu, biên mậu... Nhà nước tập trung vốn để đầu tư cho các công trình của Trung ương trên địa bàn các tỉnh và điều chỉnh chính sách, cơ cấu chi tiêu ngân sách Nhà nước để địa phương có nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu, bảo đảm các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội.

Giải pháp để huy động các nguồn lực đầu tư là các tỉnh tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp và thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển; tập trung cải cách các thủ tục hành chính, có cơ chế hấp dẫn thu hút đầu tư như tạo thuận lợi cho nhà đầu tư về mặt bằng, hỗ trợ đầu tư thông qua miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Việc huy động các nguồn lực trong nước cần gắn với huy động các nguồn lực bên ngoài, như tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, có chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA cho xây dựng kết cấu hạ tầng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án.

Tây Bắc – vùng đất chiến khu cách mạng, giàu truyền thống yêu nước với những tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư đang là điểm đến làm ăn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên 40.000 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư vào Tây Bắc đã được ký kết tại Diễn đàn xúc tiến đầu tư Tây Bắc năm 2008, cho thấy các nhà đầu tư đã rất nhạy bén với cơ hội đầu tư trên vùng đất giàu tiềm năng này.  

Đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Bắc: Ban Chỉ đạo Tây Bắc và toàn vùng xác định một số giải pháp cơ bản sau:

Một là: khẩn trương hoàn thành và tổ chức triển khai tốt quy hoạch tổng thể về kinh tế - xã hội của vùng đến năm 2020 trên cơ sở quy hoạch vùng, các tỉnh điều chỉnh, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Thực hiện có hiệu quả nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; các nhiệm vụ quy định tại Nghị quyết 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực, dự án cần ưu tiên, tránh sự chồng chéo, trùng lặp, gây lãng phí; chú trọng khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về đất đai, khoáng sản, thuỷ điện, du lịch và lợi thế về cửa khẩu; huy động và sử dụng tốt các nguồn lực để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, du lịch.

Hai là: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế, có quy mô lớn gắn với cơ sở chế biến, khuyến khích người dân góp cổ phần gia nhập các công ty bằng giá trị quyền sử dụng đất; phát triển mạnh đàn gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá; tăng cường các biện pháp khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, công tác thú y và sự liên kết chặt chẽ "4 nhà" để tạo ra những sản phẩm có giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường; chú trọng phát triển rừng kinh tế gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo cho người trồng rừng có thể sống ổn định và làm giàu bằng nghề rừng.

Ba là: thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn và hình thức đầu tư; đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện, mạng lưới viễn thông, cấp nước sinh hoạt, nhà ở... ; phấn đấu hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường lớp học, nâng cấp các cơ sở y tế; chăm lo công tác tái định cư cho các công trình thuỷ điện lớn trong vùng.

Bốn là: tập trung các nguồn lực, giải pháp nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc thiểu số; triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ tại 43 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; đẩy mạnh và tạo sự chuyển biến rõ nét về công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, trình độ tay nghề, từng bước hình thành đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư.

Năm là: đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục củng cố xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và chỉ đạo của Chính phủ.

Du-lich-hb 123

Văn bản mới

Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014



25dichvutjietyeu
dich vu cong
PAKN 1 1
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61
QUY HOACH
DAUTHAU
du an dau tu
baner-ma-tuy 
 PHONGCHONGBAOLUC

phan anh kien nghi 1

Thi hanh hien phap 2013 copy

Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction