Mô hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang ngày càng phát triển và nhân rộng. Với những điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng được biết đến hiện nay như: bản Lác, huyện Mai Châu; xóm Giang Mỗ, huyện Cao Phong... Phát huy thế mạnh đó ngày 24/01/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình có Quyết định số 98/QĐ-UBND về việc cộng nhận điểm du lịch địa phương trong tỉnh Hòa Bình, trong đó công nhận Điểm du lịch cộng đồng xóm Ải, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc chính thức trở thành điểm du lịch cộng đồng trên địa bản tỉnh Hòa Bình.

 

Cách thị trấn Mường Khến khoảng 3km, cách thành phố Hòa Bình khoảng 33km, mất khoảng 3h xe chạy từ Hà Nội, chúng ta sẽ đến với cửa ngõ của khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, đó chính là xóm Ải.

Xóm Ải được duy trì và bảo tồn là làng Mường cổ, nơi đây là không gian sinh hoạt, cư trú của xóm Mường truyền thống, với diện tích khoảng 20ha, có 88 hộ, 395 nhân khẩu sinh sống, có hơn 50 mái nhà sàn truyền thống của dân tộc Mường, chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Với bản sắc văn hóa bản địa đậm nét truyền thống đặc trưng của người dân tộc Mường vẫn được lưu giữ, bảo tồn nguyên vẹn, bắt đầu được du khách biết đến là một điểm du lịch văn hoá cộng đồng trong chuỗi các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng trên mảnh đất Hòa Bình.

Xóm Ải nằm thu mình trong một thung lũng nhỏ với những triền đồi bát úp bao quanh, có dòng suối Ải trong vắt, đầu nguồn là một mó nước nóng thiên nhiên mà người dân trong xóm thường gọi là nguồn suối khoáng. Qua chiếc cầu nhỏ sẽ dẫn chúng ta tới Nhà văn hóa của xóm, được đầu tư từ nguồn kinh phí bảo tồn xóm Mường cổ của Nhà nước, nơi đây thường tập trung bà con trong các dịp trọng đại của xóm.

Điểm nổi bật tạo nên sức hút đặc biệt cho bản chính là những nếp nhà sàn cổ có kiến trúc theo mô hình con rùa (nhà rùa), đã được ghi chép lại rất rõ trong cuốn sử thi nổi tiếng “ Đẻ đất, đẻ nước”.  Theo truyền thuyết, thủa xưa, vị Lang Cun đầu tiên cai quản đất Mường cùng với những nhà dân đi làm nương, làm rẫy, tình cờ phát hiện ra dấu chân rùa nhưng lại nhầm tưởng đó là dấu chân hoãng, nên Lang Cun đã cho người đặt bẫy. Lúc quay trở lại xem, thấy bẫy được một con rùa, kỳ lạ thay vị rùa cất tiếng nói cầu xin Lang đừng làm thịt mình và để trả ơn hứa sẽ mách cho Lang cách làm nhà để ở:

                   Bốn chân tôi ấy lên bốn cột nhà

                   Ba chân tôi nên ba cột trái

                   Xương sống nên đòn nóc

                   Xương sườn nên rui, nên mè

                   Chôn thành cửa vào, cửa ra

                   Ngó lấy kiếp tôi làm nên nhà ba ngăn chín vóng.

(Trích “ Mo Mường Hòa Bình”)

Nghe nói như vậy Lang Cun liền cởi trói cho rùa, về đến bản Lang bắt tay vào xây dựng ngôi nhà cho mình và cho dân bản dựa trên những mô phỏng từ thân hình, cấu tạo của vị rùa. Cứ thế lan truyền từ bản gần, đến bản xa người Mường đâu đâu đều nô nức làm cho mình những căn nhà sàn đặc trưng của dân tộc mình để ở và cũng từ đó rùa trở thành vị thần linh thiêng được người dân Mường thờ cúng. Câu chuyện này được coi là nguồn gốc sự ra đời của nhà sàn người Mường.

Nhà sàn gắn liền với phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân bản Mường, được dựng ở vị trí dựa lưng vào thế đất cao như sườn đồi, sườn núi để đón nhận khí trời và thuận tiện cho việc săn bắn, hái lượm. Nhà gồm 3 tầng, trong đó tầng (gác) trên cùng để lương thực và đồ dùng gia đình; tầng giữ1a là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi; tầng dưới cùng (gầm nhà sàn) thường để các dụng cụ sản xuất và nhốt gia súc, gia cầm. Kiến trúc nhà sàn có thể lớn, nhỏ khác nhau nhưng cửa chính, cầu thang, máng nước sinh hoạt và cối đuống thì phải đặt đúng vị trí. Cầu thang chính đặt ở đầu hồi bên phải, nối lên gian nhà ngoài – nơi đặt bàn thờ tổ tiên và chỗ ngồi của người đàn ông, người cao tuổi, tiếp khách nam giới. Cầu thang phụ dành cho phụ nữ, nối lên gian nhà trong, gần sàn phơi và bếp dành cho người phụ nữ gắn với công việc bếp núc và sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Cầu thang phải có số bậc lẻ và không được đặt thẳng với cửa chính mà phải dựng vào một cái sảnh gỗ và vuông góc với đòn nóc của nhà.

Cùng với nếp nhà sàn truyền thống, người Mường ở đây vẫn còn lưu giữ được nếp sinh hoạt và nhiều dụng cụ lao động sản xuất cổ được làm từ gỗ, tre hoặc nứa như: khung dệt vải, cung, nỏ, dụng cụ làm ruộng, làm nương rẫy… hình thành nên tập quán riêng trong đời sống sinh hoạt cũng như lao động sản xuất hàng ngày.

Đến với xóm Ải, du khách có thể thong thả dạo bước giữa không gian tĩnh lặng, trên con đường nhỏ chạy dọc bản để chiêm ngưỡng đắm mình tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ, xanh ngát một màu xanh núi rừng; dừng chân tại bất kỳ ngôi nhà sàn nào để tìm hiểu về văn hóa bản Mường; trải nghiệm các sinh hoạt thường ngày cùng dân bản như: chăm sóc gia súc, gia cầm, làm rẫy, săn bắn, hái lượm…để trải nghiệm với cuộc sống mộc mạc, thuần hậu của con người nơi đây; ngắm nhìn những cô gái Mường duyên dáng trong trang phục truyền thống, nghe các thiếu nữ Mường giới thiệu về nghề dệt và những sản phẩm thổ cẩm như: quần, áo, túi xách, khăn…; thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Mường như: xôi nếp nương, xôi cẩm, thịt lợn luộc bày trên lá chuối, cá suối đồ cùng rượu cần… được nếm những ly rượu chuối, rượu cây thơm nức, thưởng thức vị ngọt ngon của hoa quả cây vườn, cùng ngồi bên bếp lửa hồng thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian Mường trong âm thanh của tiếng chiêng, trống, sáo ôi, đàn bầu bên vò rượu cần thơm nức …, cùng nghe những câu truyện về xứ Mường xưa.

Đặc biệt khi đến với xóm Ải, du khách sẽ được thưởng thức những áng mo Sư thi nổi tiếng của dân tộc Mường, đây cũng chính là điểm nhấn khác biệt so với các bản khác.

Người Mường ở xóm Ải với bản sắc văn hóa riêng biệt, lòng hiếu khách và nụ cười thân thiện sẽ để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên.

Việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng và các dịch vụ khác phục vụ cho du lịch tại xóm Ải góp phần không nhỏ trong việc duy trì và nâng cao ý thức người dân đối với công tác bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Với những đặc tính trên xóm Ải đã được coi là đại diện cho hình ảnh của địa phương, là miền đất Mường trung tâm tiêu biểu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là điểm du lịch và đưa vào danh mục Bảo tồn làng Mường truyền thống theo chương trình mục tiêu Quốc Gia./.

Theo http://dulichvn.org.vn/

Du-lich-hb 123

Văn bản mới

Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014


Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB


Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách những tháng cuối năm 2014



25dichvutjietyeu
dich vu cong
PAKN 1 1
z2968527144711 d848110be1d8764d9f668eeee98dcb61
QUY HOACH
DAUTHAU
du an dau tu
baner-ma-tuy 
 PHONGCHONGBAOLUC

phan anh kien nghi 1

Thi hanh hien phap 2013 copy

Template Settings

Color

For each color, the params below will be given default values
Blue Oranges Red

Body

Background Color
Text Color

Header

Background Color

Spotlight3

Background Color

Spotlight4

Background Color

Spotlight5

Background Color

Footer

Select menu
Google Font
Body Font-size
Body Font-family
Direction