-
Được đăng: 21 Tháng 5 2014
-
Lượt xem: 5196
Chỉ mục bài viết
1. Vị trí địa lý
Xã Bắc Sơn là xã vùng cao cách trung tâm huyện lỵ Tân Lạc 30 km về phía tây. Ranh giới hành chính của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Quyết Chiến huyện Tân Lạc và xã Noong Luông huyện Mai Châu.
- Phía Tây giáp xã Pù Bin, huyện Mai Châu.
- Phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Đông giáp xã Lũng Vân.
- Phía Đông Nam giáp xã Nam Sơn.
Với vị trí địa lý như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai ở đây chủ yếu tập trung vào sử dụng đất đai khu trung tâm xã, dân cư nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Dân cư xã Bắc Sơn được bố trí tại 5 xóm với tổng số 316 hộ và 1.279 nhân khẩu, gồm có 3 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
+ Dân tộc Kinh: 1 người, chiếm 0,08%;
+ Dân tộc Mường: 1.266 người, chiếm 98,98%;
+ Dân tộc Thái: 12 người, chiếm 0,94%;
Hiện tại số lao động trong độ tuổi của xã là 816 người, chiếm 63,80% dân số, trong đó lao động nam chiếm 50,25%, lao động nữ chiếm 49,75%. Lao động trong xã chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp với 756 người, chiếm 92,65% tổng số lao động, lao động phi nông nghiệp với 60 người, chiếm 7,35%.
2. Địa hình
Bắc Sơn là xã có địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều, độ cao trung bình 900 m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân 250, có nhiều nơi trên 300.
3. Khí hậu thời tiết
Bắc Sơn là xã miền núi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt. Đặc điểm cơ bản của thời tiết là mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hạn và rét đậm.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C. Lượng mưa trung bình năm là 1900 – 2200 mm. Nhưng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9 trong năm nên nằm ở thời điểm này thường có lũ, ngược lại các tháng của mùa đông thường hay khô hạn và thiếu nước.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Số giờ nắng trong năm từ 2100 giờ đến 3000 giờ.
Hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm thường hay có gió mùa, gió Lào và rét đậm kéo dài.
Mùa Đông nhiệt độ xuống thấp kèm theo mưa phùn và u ám, thiếu ánh sáng và hay có sương muối.
4. Các nguồn tài nguyên.
Tài nguyên nước
Nguồn nước của xã chủ yếu là nguồn nước trời. Trên địa bàn xã có một số suối nhỏ cung cấp nước cho nhân dân địa phương sinh hoạt. Nhân dân địa phương thường sử dụng nguồn nước dẫn từ trên đồi về và nước giếng đào. Song mùa khô cũng rất thiếu nước.
Tài nguyên đất
Hiện nay xã chưa có tài liệu về nông hoá thổ nhưỡng. Nhưng theo bản đồ nông hoá thổ nhưỡng của huyện tỷ lệ 1:50.000 thì xã gồm các loại đất chính sau:
- Đất nâu đỏ trên đá macma ba zơ và trung tính (Fk). Diện tích 380 ha, nằm ở phía Đông Bắc của xã. Đặc điểm loại đất này được hình thành do quá trình phong hóa của đá ba zơ và Anđêzit fooc Piarit, đất có màu nâu đỏ đến nâu vàng, cấu trúc hạt kết bền, độ xốp cao, đất chua (pHkcl từ 4,0 – 4,5). Loại đất này thích hợp với các cây chè, cà phê, cây ăn quả, cây dược liệu.
- Đất xói mòn, thái hóa (Fe): có diện tích 850 ha. Loại đất này chủ yếu được hình thành trên đá sa thạch, đất chua, nghèo dinh dưỡng. Hiện nay loại đất này mới được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, tập trung ở vùng phía Tây Nam của xã.
- Đất thung lũng chua (L, u,c) diện tích khoảng 93 ha, hiện nay đang sử dụng trồng lúa màu.
Tài nguyên rừng
Rừng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong đời sống từ xưa đến nay của người dân vùng cao nói chung và người dân trong xã nói riêng. Tổng diện tích rừng toàn xã hiện có 1.004,34 ha, chiếm 67,64 % diện tích đất tự nhiên, chủ yếu rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng sản xuất có 28,75 ha, chiếm 2,86% tổng diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng có 975,59 ha, chiếm 97,14 % tổng diện tích đất lâm nghiệp.Tỷ lệ che phủ hiện nay đạt 56%, tăng nhiều so với năm 2005 là 52%). Khu rừng khoanh nuôi tái sinh còn một số ít loại cây thân gỗ to như: dổi, lim, lát, de. Động vật rừng chủ yếu là các động vật nhỏ.
Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã hiện nay chưa phát hiện thấy có loại tài nguyên khoáng sản nào có giá trị kinh tế ngoài khai thác đá xây dựng.
Tài nguyên nhân văn
- Văn hoá vật chất: đó là sự thể hiện ở nhà cửa, vùng quần cư, y phục, ăn uống, tư liệu sản xuất và lề lối canh tác.
- Văn hoá tinh thần: Bao gồm rất nhiều lĩnh vực cấu thành từ phong tục tập quán đến văn học nghệ thuật, từ giáo dục, y tế đến tín ngưỡng, hội hè... Do Bắc Sơn là khu vực quần cư mà chủ yếu là dân tộc Mường nên có nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc Mường. Thiết chế xã hội truyền thống của Bắc Sơn cũng mang nét đặc trung cơ bản của các dân tộc vùng Hoà Bình nói chung, đó là thiết chế xóm bản của người Mường.
Cảnh quan môi trường
Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống của xã Bắc Sơn mang đậm nét thôn quê miền núi với các dãy núi, khu rừng, cánh đồng, khe suối xen kẽ nhau tạo nên cảnh quan đẹp phong phú và đa dạng. Tuy nhiên việc chăn thả gia súc, nuôi nhốt dưới gầm nhà sàn làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Trong canh tác nông nghiệp sử dụng hóa chất không hợp lý cũng ảnh hưởng đến môi trường.
Tin mới
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ BẢO HIỆU - 29/07/2022 09:47
- Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở - 14/04/2021 03:45
- danh sách cán bộ - 05/04/2019 02:49
- Thủ tục hành chính - 29/11/2018 07:35
- QUỐC PHÒNG - AN NINH | Pháp luật | 70 năm LLVT tỉnh Hòa Bình - 27/10/2017 02:30
Các tin khác
Văn bản mới
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB