-
Được đăng: 21 Tháng 5 2014
-
Lượt xem: 5200
Chỉ mục bài viết
1. Vị trí địa lý
Thanh Hối là xã vùng thấp của huyện Tân Lạc, nằm về phía Đông-Nam huyện và cách thị trấn huyện khoảng 7 km theo quốc lộ 12B. Ranh giới của xã như sau:
- Phía Đông-Bắc giáp huyện Cao Phong.
- Phía Đông-Nam giáp xã Đông Lai huyện Tân Lạc.
- Phía Tây-Nam giáp xã Lỗ Sơn và Gia Mô huyện Tân lạc.
- Phía Tây-Bắc giáp xã Tử Nê huyện Tân Lạc
Xã Thanh Hối có tổng diện tích tự nhiên 2.656,11 ha và được chia thành 19 thôn, xóm. Dân số của xã gồm 1.493 hộ và 6.158 khẩu. Xã có quốc lộ 12B chạy qua nối xã với trung tâm huyện và với bên ngoài rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội.
Dân số xã Thanh Hối phân bố không đồng đều, hiện nay dân cư bố trí thành 19 thôn, xóm với tổng số 1.493 hộ và 6.158 khẩu, bao gồm các dân tộc:
+ Mường: 5.173 người, chiếm 84,00 %
+ Kinh: 980 người, chiếm 15,91 %
+ Dân tộc khác: 5 người, chiếm 0,08 %
2. Cỏc điều kiện tự nhiờn:
Địa hình:
Xã Thanh Hối nằm trong vùng có địa hình đồi núi thấp với địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bới các khe suối và đồi núi cao, xen kẽ là các dãy núi đá vôi. Địa hình của xã có thế chia thành 2 dạng địa hình chính:
- Địa hình đồi núi dốc và cao: Tập trung chủ yếu ở phía Đông Băc và Tây Nam của xã. Dạng địa hình này tương đối dốc, hiện trong vùng là rừng sản xuất của dân địa phương.
- Địa hình thung lũng: Phân bố chủ yếu ở khu vực trung tâm xã dọc hai bên quốc lộ 12B. Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng và là vùng sản xuất chính để trồng lúa và các loại cây hàng năm, lâu năm khác. Đây cũng là vùng tập trung dân cư và sản xuất chính của xã.
Nhìn chung địa hình của xã rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp với việc phỏt triẻn đa dạng cõy trồng và cỏc hỡnh thức nụng nghiệp khỏc.
Khí hậu:
Khí hậu xã Thanh Hối mang đặc điểm chung của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 24oC, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là 27 - 28oC, nhiệt độ trung bình mùa đông là 17- 19oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 10oC.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.750mm, phân bố không đều trong năm mà chủ yếu tập trung trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 thường tập trung tới 85% lượng mưa trong năm). Mùa khô lượng mưa không đáng kể nên thường bị khô hạn. Tổng số ngày mưa trong năm khoảng 120 ngày, tập trung vào từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm khoảng 500-700 mm. Năm cao là 850 mm và năm thấp là 450 mm.
- Độ ẩm không khí bình quân trong năm là 82%, tháng cao nhất 99%, tháng thấp nhất 69%.
- Sương mù thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tập trung nhiều vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Số ngày có sương mù hàng năm khoảng 38 ngày.
- Sương muối thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Trung bình mỗi năm có 1,3 ngày xuất hiện sương muối, năm cao nhất có 6 ngày.
- Số giờ nắng trung bình hằng năm là 1700 giờ. Số giờ nắng trung bình về mùa hè là 7giờ/ ngày, mùa đồng là 5 giờ/ ngày.
- Hướng gió thiạnh hàng về mùa hè là tây nam, về mùa đông là đông bắc. Đôi khi có gió nóng (gió tây) nhưng mức độ không cao.
Thủy văn:
Hệ thống thủy văn của xã phân bố khá đều trên địa bàn, đáp ứng được các nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên do địa hình dốc nên về mùa khô thường gặp khó khăn trong việc cấp nước.
3. Cỏc nguồn tài nguyờn
Tài nguyên đất:
Thanh Hối có các loại đất chính sau:
- Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính: Diện tích 1.456 (chiếm 50,89 % tổng diện tích tự nhiên).
- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích 38,26 ha (chiếm 1,44 % tổng diện tích tự nhiên).
- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Diện tích 578 ha (chiếm 21,76 % tổng diện tích tự nhiên).
- Đất vàng nhạt trên đá sa thạch: Diện tích 155,14 ha (chiếm 5,84% tổng diện tích tự nhiên)
- Đất đỏ vàng và đất thung lũng dốc tụ: Diện tích 483 ha (chiếm 18,18 % tổng diện tích tự nhiên).
- Các loại đất khác: Diện tích 50 ha (chiếm 1,88 % tổng diện tích tự nhiên)
Nhìn chung các loại đất của xã Thanh Hối phần lớn là các loại đất tốt, có độ dày tương đối lớn, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Ngoài lúa và một số loại hoa màu, hiện nay người dân địa phương đã trồng các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao như các loại cây ăn quả, mía ....
Hiện trạng sử dụng đất của xã:
Xã có tổng diện tích tự nhiên: 2.656,11 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 2136,57 ha chiếm 80,44% tổng diện tích đất tựnhiên.
+ Đất phi nông nghiệp: 184,10 ha chiếm 6,93% tổng diện tích đất tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 31,17 ha chiếm 1,17% tổng diện tích đất tự nhiên.
+ Đất khu dân cư nông thôn: 304,27 ha chiếm 11,46% tổng diện tích đất tự nhiên
Tài nguyên rừng
Rừng của xã Thanh Hối chiếm diện tích khá lớn so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Là xó miền nỳi với địa hỡnh đa dạng, phức tạp nờn xã có nhiều loại thực phủ nhưng chủ yếu là rừng tạp, cây tán lá rộng. Rừng trồng chủ yếu là rừng bạch đàn, keo… Những loại cây phục vụ cho việc chế biến sản xuất giấy và một số mặt hàng công nghiệp khác, độ che phủ trung bình từ 75 – 85%.
Động vật rừng: Do điều kiện địa hỡnh, địa chất và dạng sinh cảnh nờn đó tạo cho rừng cú nhiều động vật phong phỳ, quý hiếm. Trong những năm qua do sự tàn phỏ rừng, săn bắt bừa bói của nhõn dõn địa phương nờn đó làm thu hẹp mụi trường sống của cỏc loại động vật.
Nhỡn chung xó cú nhiều tiềm năng phỏt triển rừng và đây cũng là nguồn tài nguyên rất quan trọng của xã. Để bảo vệ và phát triển bền vững cần có sự đầu tư và quan tâm của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương.
Khoáng sản
Trên địa bàn xã Thanh Hối có nhiều núi đá vôi là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển.
Sản xuất công nghiệp hiện chưa phát triển, nhưng trong tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng trong việc khai thác vật liệu, phát triển công nghiệp chế biến.
Tài nguyên nhân văn.
Xã có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống. Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống và bản sắc riêng đã hình thành nên nền văn hoá đa dạng, nhiều nét độc đáo. Sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Đời sống văn hoá đều được người dân quan tâm phát triển gìn giữ bản sắc văn hoá của từng làng quê.
Tin mới
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÃ BẢO HIỆU - 29/07/2022 09:47
- Thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản, quyền sửa dụng đất, nhà ở - 14/04/2021 03:45
- danh sách cán bộ - 05/04/2019 02:49
- Thủ tục hành chính - 29/11/2018 07:35
- QUỐC PHÒNG - AN NINH | Pháp luật | 70 năm LLVT tỉnh Hòa Bình - 27/10/2017 02:30
Các tin khác
Văn bản mới
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB
Quyết định về việc thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh tỉnh HB